Cẩm nang du lịch

4 địa điểm tham quan được miễn phí vé vào cửa tại Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng chính thức miễn phí 100% vé tham quan cho du khách ở 4 địa điểm: Di tích cấp quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng và Bảo tàng Điêu khắc Chăm từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12/2021

Đây là chính sách của lãnh đạo Thành phố đưa ra nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch trong thời kỳ ảnh hưởng của Covid-19. Giúp thu hút du khách du lịch, phát trển kinh tế – xã hội của thành phố.

Vé tham quan Ngũ Hành Sơn hiện là 40.000 đồng một người. Khi đến tham quan động Âm Phủ, nằm dưới các ngọn núi của Ngũ Hành Sơn, du khách muốn vào trong phải mua thêm vé 40.000 đồng. Vé vào cửa Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng là 20.000 đồng một người, 60.000 đồng một người tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm; 140.000 đồng một người tại Bảo tàng Đà Nẵng.

Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng còn thông báo về nhiều hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch, ẩm thực như: lễ khai mạc hoành tráng, lễ hội Mỳ – Noodle Festival với 50 gian hàng, tặng 2.000 vé du ngoạn miễn phí sông Hàn về đêm…

Mục lục

Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Danh thắng Ngũ Hành Sơn cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về hướng Đông Nam và cách khách sạn Đà Nẵng gần biển Hanami Hotel tầm 10 phút di chuyển, đi từ xa đã dễ dàng nhận ra bởi sự cao lớn “khổng lồ” của mình.

Là cụm núi đá vôi gồm 6 ngọn núi nằm kề nhau: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hỏa Sơn và Thổ Sơn; trong đó ngọn Thủy Sơn cao nhất với độ cao 106m. Tuy cả 6 ngọn núi khác nhau về độ cao thấp nhưng hình dạng tương đối giống nhau, chân núi hình bầu dục và nhọn dần lên trên, vì địa hình sườn dốc đứng cheo leo nên cây cỏ đa số mọc lưa thưa, bám trụ trên các vách đá tạo nên mảng xanh biếc cho các bức vách.

Đặc biệt, ở đây nổi tiếng gần xa với cây đa gần 600 tuổi, cây bàng xấp xỉ 350 tuổi, cây thị 200 tuổi,… góp phần điểm tô nét cổ kính, độc đáo và bất ngờ mà ít nơi nào có được.

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng được thành lập ngày 29/7/2014 với vai trò bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản mỹ thuật trong khu vực. Tọa lạc tại số 78 Lê Duẩn, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng hiện đang lưu giữ và trưng bày, giới thiệu đến công chúng hơn 1000 tác phẩm mỹ thuật hiện đại và các hiện vật thủ công mỹ nghệ truyền  thống, được bố trí trong không gian khánh tiết, khu trưng bày chuyên đề và không gian trải nghiệm nghệ thuật dành cho thiếu nhi

Hiện Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng lưu giữ và tổ chức trưng bày, giới thiệu đến công chúng khoảng 413 tác phẩm mỹ thuật có chất lượng nghệ thuật và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân ở Đà Nẵng và các tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên, bao gồm các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, đồ họa, điêu khắc…

Bảo tàng Đà Nẵng

Được thành lập từ năm 1989, trước đây, Bảo tàng Đà Nẵng nằm ở địa chỉ 78 Lê Duẩn, đến tháng 4/2005, công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng lại ở địa chỉ mới và chính thức khánh thành, mở cửa đón khách tham quan từ ngày 26 tháng 4 năm 2011.

Bảo tàng Đà Nẵng hiện nay được xây dựng với tổng diện tích khoảng 6000 m2, nằm trong khuôn viên thành Điện Hải, di tích lịch sử nơi Nguyễn Tri Phương chặn những bước chân xâm lược đầu tiên của thực dân Pháp vào Việt Nam năm 1858. Trong đó, không gian trưng bày với diện tích hơn 3000m2, gồm 3 tầng giới thiệu hơn 2.500 tư liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa của thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận; đặc biệt, có hơn 1.900 hiện vật gốc được sưu tầm từ sau ngày giải phóng đến nay, nhiều tư liệu hiện vật quý, lần đầu tiên ra mắt công chúng.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm

Toà nhà đầu tiên của Bảo tàng được xây dựng vào năm 1915. Thật ra, hơn 20 năm trước đó, nhiều hiện vật điêu khắc Chăm tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận đã được tập trung về địa điểm này, với tên gọi là “công viên Tourane”. Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX là công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (L’ École Française d’ Extrême – Orient, viết tắt là EFEO).

Từ năm 2005, một kế hoạch nâng cấp bảo tàng đã được khởi động. Với sự trợ giúp của các chuyên gia Pháp thuộc dự án FSP, hai phòng Mỹ Sơn và Đồng Dương được cải tạo và khánh thành năm 2009. Đến năm 2016, một dự án tổng thể do thành phố Đà Nẵng đầu tư đã trùng tu toàn diện các tòa nhà và chỉnh lý, nâng cấp các phòng trưng bày với nỗ lực nhằm tạo sự liên kết các tòa nhà của bảo tàng trong một lộ trình tham quan tổng thể.

Gồm phần trưng bày chính là các bộ sưu tập điêu khắc Chăm và các phòng chuyên đề về văn khắc, gốm và âm nhạc, lễ hội, nghề truyền thống của đồng bào Chăm hiện nay. Không gian dành cho biểu diễn và hoạt động giáo dục được đặt ở tầng 2 và khu dịch vụ được cải tạo bố trí ở sân vườn.

Linh Linh

Share
Published by
Linh Linh

Recent Posts

Công viên APEC – Biểu tượng mới của Đà Nẵng đẹp mê ly

Được thành lập và khánh thành đầu năm 2022, công viên Apec đã nhanh chóng…

2 năm ago

Nét Đẹp Vượt Thời Gian Ở Chùa Cầu Hội An

Chuyến du lịch Hội An sẽ kém phần hoàn hảo nếu bạn chưa chiêm ngưỡng…

2 năm ago

Chùa Nam Sơn Đà Nẵng – Du ngoạn trong chốn “thiên cung” đẹp ngất ngây

Chùa Nam Sơn Đà Nẵng là một trong những ngôi chùa lớn với nhiều hạng…

2 năm ago

Công viên nước Mikazuki Đà Nẵng có gì mà lại “hot” đến vậy

Nếu bạn là một tín đồ du lịch thì chắc hẳn đã biết đến thông…

2 năm ago

Đà Nẵng – Thành Phố Của Những Cây Cầu

Đà Nẵng không chỉ được nhắc đến là thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Nơi…

2 năm ago

Hồ Xanh Đà Nẵng – Viên ngọc hoang sơ không thể bỏ qua

Không chỉ nổi tiếng khi có đường bờ biển trải dài, Đà Nẵng còn là…

2 năm ago